English
Tiếng Việt
Tin tổng hợp
Tỷ giá USD/VND sắp có cơ chế mới
Cập nhật: 25/12/2015
Lượt xem: 2104
Cơ chế tỷ giá sẽ có thay đổi, nhưng quan điểm và mục tiêu của nhà điều hành không thay đổi...
 
Dự kiến, cơ chế mới có thể được xây dựng theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ để hạn chế những biến động lớn của tỷ giá, hạn chế những xáo trộn từ tỷ giá cũng như bảo vệ giá trị của VND.
Dự kiến, cơ chế mới có thể được xây dựng theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ để hạn chế những biến động lớn của tỷ giá, hạn chế những xáo trộn từ tỷ giá cũng như bảo vệ giá trị của VND.
 
Ngày 24/12, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 và một số định hướng cho năm 2016. Cơ chế tỷ giá mới là một gợi mở quan trọng tại đây.
 
Cụ thể, tại buổi họp báo, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết cơ quan này đang nghiên cứu một cơ chế điều hành tỷ giá mới, để phù hợp và chủ động hơn với những thay đổi của thị trường, đặc biệt là với những thay đổi lớn trên thị trường thế giới.
 
Hiện nội dung dự kiến về cơ chế mới chưa được công bố, song thời gian xây dựng và đưa vào định hướng điều hành dự kiến sẽ có từ đầu năm 2016.
 
Trao đổi với VnEconomy bên lề buổi họp báo trên, một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này sẽ nghiên cứu để xây dựng một cơ chế mới trong điều hành tỷ giá, nhằm ứng xử tốt hơn với những tác động bất lợi từ bên ngoài, đặc biệt là với tác động đang nổi lên từ đồng Nhân dân tệ và chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
 
Dự kiến, cơ chế mới có thể được xây dựng theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ để hạn chế những biến động lớn của tỷ giá, hạn chế những xáo trộn từ tỷ giá cũng như bảo vệ giá trị của VND.
 
Bởi lẽ, các điều kiện của thị trường đang thay đổi (bên trong và bên ngoài), các điều kiện của chính sách cũng đã thay đổi, nhưng quan điểm và mục tiêu trong điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vẫn không thay đổi: linh hoạt nhưng giữ ổn định, củng cố giá trị và niềm tin vào VND, chống và giảm đô la hóa trong nền kinh tế.
 
Về kỹ thuật, cơ chế tỷ giá mới có thể sẽ là thay đổi căn bản trong lựa chọn của nhà điều hành, kể từ cuối năm 2011 trở lại đây.
 
Cụ thể, từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá bằng một khoảng cam kết biến động định hướng gần như cố định. Có những tác động và kết quả khác nhau, nhưng sự ổn định tỷ giá trong bốn năm qua đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố niềm tin cho đồng nội tệ, hạn chế những xáo trộn và mối liên hệ bất ổn với thị trường vàng, gia tăng dự trữ ngoại hối, giúp ổn định môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao hạng mức tín nhiệm quốc gia…
 
Riêng nửa cuối năm 2015, thị trường đã có những thay đổi lớn và nhanh, đặc biệt là từ bên ngoài. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những điều chỉnh thay vì cơ chế và định hướng cố định nói trên.
 
Và từ năm 2016, với thông tin gợi mở trên, cơ chế điều hành tỷ giá dự kiến sẽ sớm có thay đổi. Đây sẽ tiếp tục là cơ sở cần thiết để chủ động định hướng thị trường, để doanh nghiệp và nhà đầu tư, người dân có thêm chủ động cho kế hoạch kinh doanh, đầu tư trong năm mới.
MINH ĐỨC
(vneconomy)
Các tin tức mới nhất
ICT CUP mở rộng 2019 ICT CUP mở rộng 2019
25/09/2019 - 1950 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - Bản tình ca 20 năm
18/03/2019 - 2596 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Giải thi đấu thể thao ICT 2018
06/08/2018 - 2827 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam)
18/03/2019 - 2445 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Quy trinh thi công Bê tông Nhựa
20/04/2018 - 7276 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - PMB ASPHALT
22/06/2017 - 2756 lượt xem
 
Hủy GỬI BÌNH LUẬN
Gửi ý kiến bình luận
Bạn vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây, lưu ý các ô có dấu ( * ) là yêu cầu bắt buộc phải điền.
Họ và tên:
*
Email:
*
Nội dung bình luận:
*
Mã bảo vệ:
 
Bình luận Nhập lại
Các bài viết khác
© 2015 by International Investment Construction and Trading Corporation
Thiết kế website và SEO - Tất Thành
fb
youtube