English
Tiếng Việt
Blog
Bài toán vốn cho đường bộ: Ưu tiên các dự án cấp bách
Cập nhật: 29/05/2017
Lượt xem: 1827
Tạp chí GTVT - Nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng đường bộ là rất lớn, tuy nhiên nguồn vốn phân bổ thì thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu. Vậy làm thế nào để vừa huy động được vốn và phân bổ nguồn vốn hợp lý để đầu tư có hiệu quả cho đường bộ?
 
 
NHU CẦU LỚN ĐÁP ỨNG CHƯA ĐỦ
 
Theo báo cáo của Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ mới đây, dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT mới được bố trí 209.111 tỷ đồng, bao gồm vốn ODA nước ngoài 97.221 tỷ đồng, vốn trong nước 36.890 tỷ đồng, vốn TPCP 75.000 tỷ đồng (trong đó 5.000 tỷ đồng dành riêng cho công tác GPMB Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành). Theo yêu cầu của Nghị quyết Quốc hội và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT chỉ được phân bổ chi tiết 90% số vốn được thông báo là khoảng 188.200 tỷ đồng. Trong khi vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của ngành GTVT trong giai đoạn 2016 - 2020 với tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn này vào khoảng 952.731 tỷ đồng, bao gồm 218.480 tỷ đồng vốn ODA nước ngoài (trong đó 137.595 tỷ đồng đã ký kết hiệp định với các nhà tài trợ; 80.882 tỷ đồng tiếp tục kêu gọi ODA trong giai đoạn 2016 - 2020); 386.334 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (NSNN); 347.917 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước. Như vậy, số vốn NSNN được phân bổ chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu vốn NSNN (bao gồm cả vốn ODA, vốn ngân sách trong nước và vốn TPCP) của Bộ GTVT trong giai đoạn 2016 - 2020 (604.814 tỷ đồng).
 
Đối với nguồn NSNN, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT chỉ được phân bổ chi tiết 90% số vốn được thông báo là 120.700 tỷ đồng (trong đó vốn nước ngoài ODA 87.499 tỷ đồng, vốn trong nước 33.201 tỷ đồng) và phải bố trí tối thiểu 8.949 tỷ đồng để trả nợ đọng XDCB và 16.750 tỷ đồng vốn đối ứng các dự án ODA.
 
Nếu thực hiện theo hướng dẫn này thì số vốn nước ngoài được bố trí mới chỉ đáp ứng 67% (87.499 tỷ đồng/129.563 tỷ đồng), vốn đối ứng mới đáp ứng 56% (16.750 tỷ đồng/29.494 tỷ đồng) nhu cầu vốn của các dự án ODA đang triển khai. Đặc biệt, sẽ phải giãn, hoãn tiến độ toàn bộ 27 dự án đang triển khai dở dang sang giai đoạn 2021 - 2025. Hàng loạt dự án quan trọng, cấp bách mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo gấp rút hoàn thành sẽ không có vốn để triển khai như: Dự án xử lý sụt trượt đoạn đèo Chẹn - QL37 đoạn Sơn La, QL 4A đoạn qua Lạng Sơn, QL 279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô nối Hà Giang qua cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xử lý sụt trượt trên QL 91 An Giang… nếu như vậy sẽ gây lãng phí phần vốn đã đầu tư dở dang, mất ATGT, đi lại khó khăn...
 
Đối với nguồn vốn TPCP, dự kiến Bộ GTVT được phân bổ 75.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2017 - 2020; trong đó, chỉ còn 70.000 tỷ đồng như đã nói ở trên cho các dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, phương án sử dụng toàn bộ số vốn 55.000 tỷ đồng này cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trong giai đoạn này là rất khó khăn vì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều trở ngại bởi các lý do như thị trường tín dụng dài hạn trong nước chưa phát triển, dư nợ các nguồn vốn vay tín dụng dài hạn của các ngân hàng trong nước đang ở mức cao, các nhà đầu tư trong nước có năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, các nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng nước ngoài đều yêu cầu tối thiểu bảo lãnh ngoại tệ... trong khi hành lang pháp lý của nước ta chưa cho phép cung cấp các loại bảo lãnh này.
 
 
PHẢI ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN CẤP BÁCH
 
Để hài hòa nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông trong giai đoạn hiện nay, Bộ GTVT xây dựng phương án sử dụng vốn TPCP gian đoạn 2017 - 2020 như sau: Bố trí khoảng 41.414 tỷ đồng làm vốn tham gia của nhà nước trong các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, chi phí GPMB là 25.772 tỷ đồng, hỗ trợ xây lắp và chi phí khác là 15.645 tỷ đồng. Theo phương án này, đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 573km đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (bao gồm cả 2 đoạn đầu tư theo hình thức BT) nếu tính cả 131km các đoạn đã hoàn thành (Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) và 182km đang triển khai đầu tư (Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành) thì đến năm 2020 có khả năng hoàn thành 886km đường cao tốc Bắc - Nam. Còn lại 799km cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục huy động vốn để đầu tư.
 
Đối với các dự án giao thông quan trọng và cấp bách khác sẽ dành khoảng 21.586 tỷ đồng để triển khai một số dự án cấp thiết, cấp bách, có tính kết nối, lan tỏa vùng miền, có tác động thúc đẩy kinh tế - xã hội với các trình tự ưu tiên: Các dự án đã dừng, giãn tiến độ theo Nghị quyết 11 do không bố trí được vốn trong giai đoạn 2011 - 2015; các dự án khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các dự án có tính chất liên vùng, kết nối các cửa khẩu quốc tế, kết nối các cảng biển, khu công nghiệp; các tuyến đường bộ đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất ATGT, không đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
HOÀNG LONG
(tapchigiaothong.vn)
Các tin tức mới nhất
ICT CUP mở rộng 2019 ICT CUP mở rộng 2019
25/09/2019 - 1940 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - Bản tình ca 20 năm
18/03/2019 - 2588 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Giải thi đấu thể thao ICT 2018
06/08/2018 - 2820 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam)
18/03/2019 - 2436 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Quy trinh thi công Bê tông Nhựa
20/04/2018 - 7246 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - PMB ASPHALT
22/06/2017 - 2748 lượt xem
 
Hủy GỬI BÌNH LUẬN
Gửi ý kiến bình luận
Bạn vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây, lưu ý các ô có dấu ( * ) là yêu cầu bắt buộc phải điền.
Họ và tên:
*
Email:
*
Nội dung bình luận:
*
Mã bảo vệ:
 
Bình luận Nhập lại
Các bài viết khác
© 2015 by International Investment Construction and Trading Corporation
Thiết kế website và SEO - Tất Thành
fb
youtube