English
Tiếng Việt
Blog
Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường bộ trên cao số 1
Cập nhật: 10/12/2016
Lượt xem: 1779
Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1 để giải quyết tình hình ùn tắc giao thông tại cửa ngõ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
 

Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1 để giải quyết tình hình ùn tắc giao thông tại cửa ngõ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: TTXVN
 
Để sớm lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhanh dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1, UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo điều kiện đặc thù, riêng biệt.
 
Theo đó, sẽ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư sớm nhằm triển khai các dự án hạ tầng giao thông, nhất là dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1 để giải quyết tình hình ùn tắc giao thông tại cửa ngõ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
 
Tuyến đường bộ trên cao số 1 có lộ trình bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa - Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long - Phan Xích Long (nối dài) - giao với đường Điện Biên Phủ và tuyến tách 1 nhánh lên xuống tại khu vực nút giao đường Điện Biên Phủ, nhánh còn lại sẽ kéo dài theo đường Ngô Tất Tố - kết thúc trước cầu Phú An.
 
Tuyến số 1 có tổng chiều dài khoảng 9,5km, rộng 17,5m, giá trị xây lắp khoảng 15.000 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng.
 
Với vai trò là trục xương sống và làm cơ sở kết nối cho các tuyến đường bộ trên cao từ số 2 đến số 5, tuyến đường bộ số 1 sẽ hình thành mạng lưới giao thông đường bộ trên cao, chuyển tiếp lưu lượng giao thông từ các tuyến đường giao thông nội đô hiện hữu để thoát nhanh ra tuyến đường vành đai, các tuyến đường trục chính cửa ngõ, giải quyết nhu cầu giao thông đô thị ngày càng tăng nhanh của thành phố .
 
Trước đây, tuyến số 1 đã được UBND thành phố giao Công ty GS E&C (Hàn Quốc) nghiên cứu, đầu tư theo hình thức BOT. Sau thời gian nghiên cứu, Công ty GS E&C đề xuất và được UBND thành phố chấp thuận điều chỉnh hình thức đầu tư từ BOT sang BOT kết hợp BT.
 
Tuy nhiên, ngày 26/ 2/2009, Công ty GS E&C đã thông báo không tham gia thực hiện dự án này. Tiếp theo đó, Công ty Cổ phần bê tông 620 Châu Thới đề xuất được nghiên cứu đầu tư dự án nhưng sau đó cũng chấm dứt.
 
Nguyên nhân mà các nhà đầu tư nêu trên không thể triển khai, hoàn tất các thủ tục tiếp theo chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư lớn, quy mô, tính chất dự án phức tạp nên việc nghiên cứu đề xuất dự án kéo dài, phát sinh chi phí lớn.
 
Bên cạnh đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài nên các nhà đầu tư sau khi nghiên cứu đã không đề xuất được phương án hoàn vốn khả thi.
 
Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, thành phố sẽ có 5 tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài khoảng 70,7 km.
 
Theo định hướng phát triển sau năm 2020, thành phố phấn đấu xây dựng được từ 1 đến 2 tuyến đường bộ trên cao. Tuy nhiên, đến nay thành phố vẫn chưa có tuyến nào được triển khai. /.
Theo TTXVN
Các tin tức mới nhất
ICT CUP mở rộng 2019 ICT CUP mở rộng 2019
25/09/2019 - 1940 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - Bản tình ca 20 năm
18/03/2019 - 2588 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Giải thi đấu thể thao ICT 2018
06/08/2018 - 2820 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam)
18/03/2019 - 2436 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 Quy trinh thi công Bê tông Nhựa
20/04/2018 - 7246 lượt xem
ICT CUP mở rộng 2019 ICT - PMB ASPHALT
22/06/2017 - 2748 lượt xem
 
Hủy GỬI BÌNH LUẬN
Gửi ý kiến bình luận
Bạn vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây, lưu ý các ô có dấu ( * ) là yêu cầu bắt buộc phải điền.
Họ và tên:
*
Email:
*
Nội dung bình luận:
*
Mã bảo vệ:
 
Bình luận Nhập lại
Các bài viết khác
© 2015 by International Investment Construction and Trading Corporation
Thiết kế website và SEO - Tất Thành
fb
youtube